VÌ SAO NÊN THEO ĐUỔI NGHỀ LÀM PHIM HOẠT HÌNH 3D?
3D là tên viết tắt của từ 3-Dimension (3 chiều). Kỹ thuật 3-D mà người ta vẫn sử dụng một cách phổ biến hiện nay thường đi liền với khái niệm “đồ họa 3D” - tức là những hình ảnh được dựng nên một cách sống động như thật với sự trợ giúp của các phần mềm đồ họa vi tính. Hoạt hình 3D là thể loại sử dụng ảo ảnh quang học về sự chuyển động do nhiều hình ảnh tĩnh được chiếu liên tục dựa trên công nghệ tạo hình và xây dựng môi trường 3D. Làm hoạt hình 3D là thách thức cho những người trẻ thích sáng tạo và khác biệt, tuy nhiên không vì thế mà ái ngại trước thể loại ‘ăn khách’ bậc nhất của thời đại
Hoạt hình 3D không gói gọn trong việc tạo ra các sản phẩm phục vụ giải trí như game, phim hoạt hình, phim điện ảnh mà còn được sử dụng vô cùng hiệu quả vào việc sản xuất các video clip quảng cáo thương hiệu, các ấn phẩm cho digital marketing, truyền thông tích hợp và hình hiệu cho các sự kiện, triển lãm.
Cơ hội cho ngành Phim hoạt hình 3D?
Ngành sản xuất và gia công phim hoạt hình 3D đang rất phát triển và là một trong những điểm nhấn chuyển mình hiện tại của nền công nghiệp hoạt hình Việt Nam. Các công ty hàng đầu như Digital Works, Glassegg, Bombus, Sparx… ngày càng phát triển mạnh và sự “khát” nguồn nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực đặc thù này đang ở mức “cấp thiết”. Họ đang đầu tư cho các phim ngắn, phim hoạt hình, game giả lập, với sự tham gia của các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước. Đây là một “món ăn” tinh thần khá thú vị cả về đề tài lẫn sự đa dạng và linh hoạt trong quá trình thực hiện.
Tại Việt Nam hiện nay, chưa có nhiều trường lớp chính quy, cơ sở đào tạo bài bản về hoạt hình và kỹ xảo 3D. Ngành Digital Art & Design tại Đại học FPT tự hào là một trong những trường đại học đầu tiên xây dựng mô hình đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực hoạt hình 3D. Hoà nhập cùng với dòng chảy nhanh của ngành công nghiệp sáng tạo trên thế giới, chuyên ngành hoạt hình 3D của Đại học FPT không những giới thiệu công nghệ làm hoạt hình 3D truyền thống mà còn thích nghi và định hướng kỹ năng tạo ra những sản phẩm 3D trong nhiều môi trường tối ưu như Thực tế Ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR).
Những ai nên theo đuổi ngành animation?
Animation là ngành học đầy thú vị và có tính sáng tạo cao. Người học cần có niềm yêu thích với nghệ thuật sáng tạo, yêu thích công nghệ và một chút năng khiếu về kể chuyện. Ngành Digital Art & Design tại Đại học FPT sẽ đào tạo cho bạn những kỹ năng thẩm mỹ nền tảng ở những học kỳ đầu tiên bao gồm việc vẽ tay và làm quen với các nguyên lý về thị giác, nguyên lý phối cảnh, khoa học màu sắc, nguyên lý về giải phẫu tạo hình... Từ học kỳ 3 trở đi bạn sẽ được giới thiệu kỹ năng vẽ trên máy tính sử dụng nhiều phần mềm vẽ và diễn hoạt khác nhau như Adobe Photoshop, Illustrator, After Effects, Maya, C4D, … được giới thiệu các kiến thức chuyên sâu về hình ảnh, camera, ánh sáng, nghệ thuật kể chuyện và những kỹ năng mềm cần thiết để phát triển toàn diện.