logo logo logo
Menu
logo logo
Menu

Tin tức mới nhất

contact Đăng ký ngay contact (028) 7300 5588

Jackie Phan

Thạc sĩ Digtial Art & Design. Tốt nghiệp và tu nghiệp 6 năm tại Sydney, Australia. Giảng viên ngành Thiết kế Đồ hoạ - Đại học FPT HCM. Thỉnh giảng tại các trường Đại học Văn Lang, Đại học Hoa Sen, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Hutech, ...

Với sinh viên Đại học FPT, cô giáo Jackie Phan Bảo Châu không chỉ là một giảng viên mà còn là người bạn đồng hành cùng sinh viên trong các tác phẩm sáng tạo. Thoải mái, dễ gần nhưng khi bắt tay vào công việc, cô giáo Phan Bảo Châu như một người hoàn toàn khác: rất nghiêm túc để đảm bảo cả thầy và trò đều đạt chất lượng tốt nhất.

 


ThS. Phan Bảo Châu - Jackie Phan - là giảng viên ngành Thiết kế đồ họa Đại học FPT. Chuyên môn tốt, thêm nhiều tài năng như hát tốt, gout thẩm mỹ cao, cô giáo Bảo Châu cũng xuất hiện với vai trò ban giám khảo tại các cuộc thi nghệ thuật do trường Đại học FPT tổ chức.

Có trò chuyện với cô Jackie Phan mới hiểu vì sao sinh viên rất quý cô giảng viên cá tính và tài năng này. 

Trong giao tiếp hằng ngày, dễ thấy “Ms. Black” Phan Bảo Châu rất vui vẻ, dễ gần và rất hoạt ngôn. Thế thì trong công việc, cô giáo Châu thường được mọi người xung quanh nhận xét như thế nào? 

Tôi vẫn thường được nhận xét là khó tính. 

Thực ra tôi cảm thấy thoải mái với nhận xét này (cười) vì bản thân tôi đòi hỏi cao trong công việc và luôn muốn những sản phẩm mình làm ra phải đạt được chất lượng chỉn chu nhất. Tôi luôn để cho bản thân tự do bay bổng với những ý tưởng mới nhưng cũng rất nguyên tắc trong công việc. 

Làm cách nào để cô Châu luôn tràn đầy năng lượng như mọi người vẫn thấy?

Bản thân tôi khá nhạy cảm, có lẽ vì vậy nên tôi luôn tìm thấy được những câu chuyện và những niềm vui khác nhau từ những việc xảy ra xung quanh mình. 

Vậy mỗi khi cạn ý tưởng, cô Châu sẽ làm gì?

Cuộc sống vốn dĩ muôn màu muôn vẻ. Tôi thì rất quan tâm đến kinh tế và giáo dục. Tôi thiết nghĩ yêu cầu của 2 lĩnh vực này mênh mông vô tận đòi hỏi người thiết kế luôn đổi mới, đổi mới để cạnh tranh, đổi mới để sống được trong cái thế giới mà mỗi ngày lại có những điều mới. Do vậy, chỉ sợ không đủ sức để thực hiện hết ý tưởng chứ không thể nói là cạn ý tưởng.

Có câu “nghệ thuật vị nhân sinh”, “có thực mới vực được đạo” và sau cùng là “con người quyết định mọi việc”. Tôi có phần may mắn được làm việc tại trường Đại học FPT. Có thể nói, trường Đại học FPT đã chấp cánh cho tôi và những sinh viên của mình được bay cao. Tôi thực sự rất biết ơn đường hướng phát triển giáo dục của nhà trường.

Steve Jobs từng có 1 câu nói rất hay: “Make Connections”. Sáng tạo là sự kết nối mọi thứ lại với nhau. Tôi sống hết mình, học tập hết mình và làm việc hết mình để trau dồi kinh nghiệm sống cho bản thân. Tôi chờ đợi những cơ hội để kết nối những kinh nghiệm sống và làm việc, để tạo nên những điều đặc biệt.

Tự mua nhà, ô tô khi còn rất trẻ. Vậy, điều gì là động lực chính của cô Châu?

Tôi đã mang một món nợ rất lớn là khoản tiền học đại học và cao học khi đi du học tại Úc. Mẹ tôi là giáo viên dạy Mỹ thuật cấp 2 đã nghỉ hưu nên gia đình cũng chỉ đủ ăn. Chính những món nợ là động lực để tôi cố gắng.


image


Câu nói nổi tiếng mà cô Châu cảm thấy tâm đắc và ảnh hưởng nhất với đời sống hằng ngày của mình?

Mark Zukerberg đã từng nói: "Tôi muốn “dọn dẹp” cuộc đời mình theo kiểu để bản thân ít phải đưa ra quyết định nhất có thể về bất kỳ điều gì, trừ việc phục vụ cộng đồng một cách tốt nhất". Áp dụng cho bản thân mình, trang phục đi làm hàng ngày của tôi gắn liền với tông đen chủ đạo, áp dụng triết lý tối giản trong thiết kế, có chăng thì tôi nhấn nhá với màu sắc của các phụ kiện đi kèm như giày, túi để tôi không phải dành nhiều thời gian cho việc này.


image


Hành trình để cô Châu xác định được Thiết kế đồ họa là lĩnh vực mình sẽ theo đuổi như thế nào? Và vì đâu, từ một người làm sáng tạo đã thay đổi thành một cô giáo đào tạo nên những người làm sáng tạo?

Cả gia đình tôi đều làm nghệ thuật, các dì, cậu tôi đều là giáo viên thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Ngay từ nhỏ, tôi đã được sinh ra và lớn lên trong một môi trường mà tranh ảnh và màu sắc là những thứ không thể thiếu.

Mẹ tôi ngày xưa cũng làm thiết kế quảng cáo, sau này mẹ làm cô giáo dạy mỹ thuật. Tôi học vẽ từ nhỏ với mẹ, việc tôi theo đuổi ngành thiết kế đồ hoạ cũng là một việc đã được dự định từ trước. Chỉ có điều khác với những thành viên và bạn bè trong gia đình, tôi có thiên hướng và niềm đam mê với những hình ảnh chuyển động. Nên chuyên ngành chính mà tôi theo đuổi sau này là Thiết kế Đồ hoạ kỹ thuật số, tôi đam mê phim ảnh, hoạt hình và những thứ có nhịp điệu và chuyển động.

Còn về việc trở thành 1 cô giáo là việc không định trước. Trước khi chuyển sang Úc học tập và làm việc, tôi cũng có thời gian vài năm làm trong lĩnh vực thiết kế quảng cáo tại Việt Nam, 1 trong những công ty ấy là Leo Burnett. Năm 2015, sau khi học tập và tu nghiệp tại nước ngoài, tôi về Việt Nam và nhận được lời mời giảng dạy tại Đại học Mỹ thuật. Tôi chỉ nghĩ đơn giản đây là ngôi trường đã có ơn với gia đình mình (ngôi trường mà mẹ và chị tôi đã học) nên đã nhận lời thỉnh giảng. Rồi sau đó tôi lại có cơ hội được thỉnh giảng tại 1 số trường đại học khác. Các thành viên trong gia đình tôi đều làm nghề giáo nên sau này khi nhìn nhận lại, tôi thấy rằng mình chịu ảnh hưởng rất nhiều từ gia đình.

Hiện nay tôi vẫn làm những dự án độc lập ngoài công việc giảng dạy để bản thân luôn được cháy bỏng niềm đam mê dành cho nghệ thuật.

Là một giảng viên thường xuyên gợi cho sinh viên những ý tưởng sáng tạo, có bao giờ cô Châu nhận được những phản hồi mình là người khiến sinh viên cảm thấy áp lực hay chưa?

Khi thực hiện các đồ án môn học, sinh viên được tự chọn đề tài mình quan tâm hoặc yêu thích. Các bạn sẽ có nhiều không gian để thoả chí sáng tạo.

Ngày nay, sự dễ dàng trong việc tiếp cận nhiều thông tin khác nhau trên internet đã khiến cho một vài sinh viên vay mượn ý và hình ảnh của những sản phẩm được đăng tải trên mạng. Vậy nên, tôi khá khắt khe trong việc theo dõi các em từ những bước đầu lên ý tưởng, phát triển và hoàn thiện sản phẩm.


image


Đem thành phẩm của sinh viên ra khỏi phạm vi lớp học và trở thành buổi triễn lãm nghệ thuật, cô Châu nghĩ cách làm này sẽ có những tác động tích cực thế nào đến với sinh viên?

Tôi luôn hướng sinh viên thiết kế và thực hiện những đồ án song hành cùng với nhu cầu từ thực tế xã hội, phải gắn liền với đời sống con người.


image


Năng lực chuyên môn là điều kiện cần, nhưng kỹ năng mềm cũng là một yếu tố quan trọng cần được tu dưỡng. Ngoài ra, tôi cũng mong muốn các sản phẩm khi mang đi trình diễn sẽ là hành trang, là những bước đệm vững chắc để các bạn sinh viên có thể có nền tảng và tư liệu tốt khi tìm cơ hội việc làm trong tương lai gần.

Cô Châu tự nhận thấy điểm khác biệt trong cách giảng dạy và tiếp xúc với sinh viên của mình là gì?

Khi trao đổi với sinh viên về các bài tập, đồ án và những giải pháp thiết kế liên quan, tôi luôn cởi mở và lắng nghe những ý tưởng khác nhau từ sinh viên để thổi thêm lửa vào ngọn lửa đang cháy trong các bạn. Tôi không gò bó các bạn vào một khuôn mẫu nhất định.


image


Sau gần 2 năm cô giáo Jackie Phan làm việc tại Đại học FPT, sinh viên ngành Thiết kế đồ họa sau cũng đã quen dần với sự khắt khe, nguyên tắc nhưng luôn hết mình với những gì mình làm và tạo điều kiện để sinh viên được tự do sáng tạo nên những tác phẩm mang cá tính của riêng mình. Chúc giảng viên trẻ sẽ luôn giữ lửa tiên phong trong công tác giảng dạy của mình, cũng như không ngừng đổi mới để tiếp tục truyền lửa sáng tạo đến các thế hệ sinh viên.

Tin tức mới nhất